Vắc xin Covid-19 và Những điều Bạn cần biết

Để phòng chống dịch do Covid-19 một cách hiệu quả thì ngoài công tác điều tra dịch tễ, khoanh vùng, cách ly và xét nghiệm diện rộng thì vắc xin là 1 công cụ quan trong giúp tạo miễn dịch trong cộng đồng giúp kiểm soát dịch bệnh do Covid-19. 

Vắc xin Covid-19

Hiện nay tại Việt Nam đang phát triển nhiều dòng vắc xin khác nhau, tất cả các loại vắc xin của Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và chưa đưa vào sử dụng. Trên thế giới hiện đã có nhiều loại vắc xin được cấp phép lưu hành trên toàn thế giới như vắc-xin được sản xuất bởi Oxford-AstraZeneca, Pfizer/BioNTech và Moderna hay vắc xin Sputnik V của Nga, đã vượt qua quá trình kiểm duyệt nghiêm ngặt của nhiều cơ quan quản lý nhà nước trên thế giới. Cuộc đua về tiêm phòng COVID-19 cho người dân đã bước sang trang mới.

Những điều cần biết về vắc xin Covid-19

Để phát triển vắc-xin an toàn và hiệu quả đòi hỏi nhiều thời gian. Song, nhờ nỗ lực đầu tư cho nghiên cứu, phát triển vắc-xin và hợp tác toàn cầu ở quy mô lớn chưa từng thấy, các nhà khoa học đã phát triển được vắc-xin ngừa COVID-19 trong thời gian kỷ lục mà vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và quy định khắt khe trên cơ sở thực chứng.

Khi nào vắc-xin COVID-19 sẽ có mặt tại Việt Nam?

Kể từ tháng 12 năm 2020, vắc-xin COVID-19 đã bắt đầu được phân phát và sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam đã nhận được 2 đợt vắc xin Covid-19, đợt 1 gồm 811.200 liều, đợt 2 gồm 1.682 triệu liều trong tổng số hơn 4,1 triệu liều vắc-xin COVID-19 của Oxford-AstraZeneca trong khuôn khổ Chương trình COVAX (COVAX Facility). Theo dự kiến hơn 2,9 triệu liều vắc-xin sẽ về đến Việt Nam trong Quý II.

Ngoài số vắc xin nhận được trong chương trình COVAX, Việt Nam cũng đang tích cực đàm phán với các nước để có thêm nhiều triệu liều vắc xin khác để tiêm cho người dân. Bên cạnh đó Việt Nam cũng đang đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu vắc xin trong nước, nếu Vắc xin trong nước được nghiên cứu sẽ đẩy nhanh tốc độ triển khai tiêm chủng gần như toàn dân trong tương lai.

Đối tượng nào sẽ được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 tại Việt Nam?

Trong giai đoạn đầu khi lượng vắc xin nhập về rất ít do vậy chỉ có 1 số đối tượng tuyến đầu được ưu tiên tiêm vắc xin như nhân viên y tế, nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh, lực lượng quân đội, lực lượng công an và giáo viên. Với nhu cầu rất lớn trên toàn cầu như hiện nay, đặc biệt là sau khi Ấn Độ và các quốc gia khu vực Đông Nam Á bùng nổ dịch thì sẽ mất nhiều tháng để Việt Nam có thêm lượng vắc xin mà mình cần.

Bởi vậy, người dân cần tiếp tục thực hiện những biện pháp phòng ngừa 5K của Bộ Y tế để bảo vệ bản thân cũng như gia đình và cộng đồng, bao gồm Không tụ tập động người, Giữ khoản cách, khai báo y tế, rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang.

Vắc-xin COVID-19 đang được phát triển như thế nào?

Vắc-xin hoạt động bằng cách mô phỏng các tác nhân gây bệnh như vi-rút, vi khuẩn hoặc vi sinh vật khác. Điều này “dạy” cho hệ miễn dịch của chúng ta cách đề kháng nhanh chóng và hiệu quả.

Thông thường, vắc-xin sẽ đưa vào cơ thể tác nhân gây bệnh ở trạng thái suy yếu để hệ miễn dịch có thể ghi nhớ. Bằng cách này, hệ miễn dịch của chúng ta có thể nhanh chóng nhận biết và tiêu diệt tác nhân gây bệnh trước khi chúng phát tác nếu chúng quay trở lại. Đó là cơ chế phát triển một số loại vắc-xin hiện nay, bao gồm vắc-xin COVID-19 của Oxford-AstraZeneca.

Các loại vắc-xin khác như vắc-xin ARN và ADN áp dụng phương pháp tiếp cận mới. Thay vì sử dụng kháng nguyên (chất kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể), vắc-xin ARN và ADN đưa mã di truyền vào cơ thể để hệ miễn dịch tự sản sinh ra kháng thể. 

Vắc-xin COVID-19 có an toàn không?

Vắc-xin COVID-19 của Oxford-AstraZeneca đã được cấp Giấy phép sử dụng khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và phê duyệt sử dụng tại Việt Nam bởi Chính phủ. Vắc-xin này được phát triển và thử nghiệm bởi Đại học Oxford phối hợp với công ty liên doanh Anh-Thụy Điển AstraZeneca.

Những loại vắc-xin được WHO phê duyệt sử dụng đã trải qua quá trình thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt về mức độ an toàn và hiệu quả trong kiểm soát bệnh. 

Mỗi quốc gia đều có cơ quan quản lý làm nhiệm vụ giám sát an toàn và hiệu quả vắc-xin trước khi chúng được sử dụng rộng rãi. Ở cấp quốc tế, WHO hợp tác với các cơ quan kỹ thuật độc lập để thẩm định tính an toàn của các loại vắc-xin trước và thậm chí là sau khi triển khai vắc-xin. 

Dù đang được phát triển với tốc độ khẩn trương nhất có thể, các loại vắc-xin COVID-19 chỉ có thể được phê duyệt khi đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về mức độ an toàn và hiệu quả.

Tags: tin-tuc

Đăng nhận xét

Tin liên quan

    -->